Bệnh và điều trị

BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

 35,366 lượt xem

Tình hình bệnh, lịch sử lây truyền bệnh

Bệnh viêm da nổi cục xuất hiện đầu tiên vào năm 1989 ở Châu Phi và nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia, châu lục khác.

Ở Châu Á bệnh xuất hiện từ năm 2012, trong vòng 8 năm, từ 2012 đến 2020, dịch bệnh đã lan rộng từ Tây sang Đông của Châu Á. Tại Việt Nam, lần đầu tiên xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục trên gia súc tại 02 xã thuộc tỉnh Lạng Sơn và 01 xã thuộc tỉnh Cao Bằng từ giữa tháng 10/2020 đến nay.

Bệnh Viêm da nổi cục

  • Vi rút gây bệnh VDNC thuộc giống Capripoxvirus-genus, họ Poxviridae-family
  • Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, nổi các nốt sần trên da, bệnh có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, đặc biệt là khi bệnh xâm nhập vào khu vực chưa có bệnh.
  • Năng suất sữa giảm mạnh và gây viêm vú thứ phát, gây vô sinh, sảy thai, bất dục ở bò đực giống, giảm tăng trọng và da bị tổn thương vĩnh viễn.
  • Thời gian phục hồi kéo dài và gia súc bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể không lấy lại được sức sản xuất như trước khi bị nhiễm bệnh.

Quá trình lây truyền:

  • Côn trùng hút máu, chẳng hạn như một số loài ruồi và muỗi, hoặc bọ ve.
  • Tiếp xúc trực tiếp
  • Thức ăn, nước uống, dụng cụ mang mầm bệnh
  • Lây truyền qua nhau thai cũng đã được báo cáo, bê con sinh ra bị tổn thương trên da
  • Bê con đang theo mẹ có thể bị nhiễm bệnh qua sữa, hoặc do tổn thương da ở núm vú (hiếm gặp do kháng thể mẹ truyền sang)
  • Lây truyền qua kim tiêm bị ô nhiễm trong quá trình điều trị hoặc trong quá trình tiêm phòng
  • Lây truyền qua đường giao phối tự nhiên hoặc qua thụ tinh nhân tạo

Tác động kinh tế

Mặc dù tỷ lệ tử vong thấp, nhưng bệnh VDNC có tác động quan trọng về kinh tế vì:

  • Tác động suy nhược kéo dài ở động vật mắc bệnh nặng.
  • Giảm tăng trọng, ngừng sản xuất sữa tạm thời hoặc vĩnh viễn, viêm vú, vô sinh ở bò đực, sảy thai.
  • Hạn chế về thị trường do cấm vận chuyển, cấm buôn bán gia súc và hàng hóa
  • Hạn chế về thương mại
  • Chi phí tiêm chủng hàng loạt, chi phí cho các biện pháp kiểm soát bệnh
  • Ở các nước Châu Phi và Châu Á, trâu/bò thường được sử dụng để làm sức kéo, vận chuyển, các nghi lễ xã hội và tôn giáo; những hạn chế như vậy dẫn đến gián đoạn kinh tế và xã hội

An toàn hàng hóa

  • VDNC không phải là bệnh truyền lây từ động vật sang người
  • Không có báo cáo về việc lây truyền vi rút VDNC qua các sản phẩm động vật, không có mối liên hệ giữa sản phẩm động vật bị nhiễm bệnh và động vật nhạy cảm (khác với vi rút DTLCP)
  • Việc tiêu thụ sản phẩm động vật không phải là vấn đề – Sữa từ động vật mắc bệnh không bị dừng tiêu thụ và sữa được tiệt trùng
  • Xử lý nhiệt các sản phẩm sữa và sản phẩm động vật trong 2 giờ ở 56oC hoặc 30 phút ở 64oC có thể vô hoạt được vi rút
  • Bê – sữa non / sữa từ bò bị nhiễm bệnh là một nguy cơ

Một số thách thức đối với công tác quản lý dịch bệnh VDNC

  • Truyền vecto
  • Buôn bán trái phép gia súc xuyên biên giới
  • Các thôn, xóm có mật độ gia súc lớn và sử dụng đồng cỏ chung tạo ra các đơn vị dịch tễ học lớn – ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi/ khả năng chi trả của các chính sách dập dịch
  • Các vấn đề khó khăn trong công tác hậu cần đối với việc giám sát và kiểm soát dịch bệnh ở những cơ sở nhỏ, lẻ, biệt lập ở các địa điểm xa xôi (đặc biệt ở các khu vực vùng núi)
  • Xử lý động vật phải tiêu hủy: có hố chôn cất phù hợp, có nước ngầm và có máy xúc, lò đốt di động công suất nhỏ

Năm mấu chốt của việc tiêm phòng và loại trừ bệnh VDNC

  • Nhận thức cao và phát hiện sớm
  • Hạn chế hoặc cấm hoàn toàn vận chuyển gia súc
  • Tiêu hủy
  • Tiêm phòng
  • Kiểm soát vecto truyền bệnh

Tiêm phòng – Mấu chốt quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh

  • Kiểm soát khả thi khác nhau tùy theo các vùng địa lý và phương thức canh tác
  • Trong thực địa, những trường hợp mắc bệnh VDNC đầu tiên không được phát hiện đủ sớm để có chính sách dập dịch có hiệu quả, đây là một biện soát kiểm soát lây lan duy nhất
  • Các tổn thương da chứa một lượng vi rút cao đến mức các vật trung gian truyền bệnh nhanh chóng bị ô nhiễm và bắt đầu truyền bệnh
  • Trong khoảng thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi bị nhiễm vi rút huyết (1-5 ngày) không có cách nào để phát hiện động vật bị nhiễm bệnh.
  • Giai đoạn đầu và các trường hợp nhẹ khó nhận biết ngay cả đối với các bác sỹ thú y giàu kinh nghiệm nhất

Do đó, cần có biện pháp tiêm phòng để tạo miễn dịch toàn đàn

Chiến lược tiêm phòng

  • Tiêm phòng khu vực nên được ưu tiên hơn tiêm phòng bao vây
  • Giới hạn của các khu vực tiêm phòng nên dựa trên các thông số về dịch tễ học và địa lý hơn
  • Tiêm phòng xung quanh các trang trại nhiễm bệnh và các khu vực xung quanh lò giết mổ tạm thời, chợ động vật và nơi tập kết, nghỉ ngơi của gia súc.
  • Các khu vực bảo vệ và giám sát có bán kính (đường kính >50 km) thích hợp đối với véc tơ truyền

Quy trình tiêm phòng

  • Toàn bộ đàn gia súc phải được tiêm phòng, bao gồm gia súc trưởng thành, gia súc non và gia súc đang mang thai
  • Bê, nghé từ mẹ đã được tiêm phòng hoặc bị nhiễm bệnh tự nhiên cần được tiêm phòng trong độ tuổi từ 3-4 tháng, hoặc tiêm riêng hoặc tiêm cùng đợt tiêm phòng tiếp theo
  • Bê, nghé chưa tiêm phòng có thể được tiêm phòng ở mọi lứa tuổi
  • Trong trường hợp phải vận chuyển gia súc do tập quán du canh du cư, vận chuyển đến đồng cỏ chăn thả theo mùa vụ, gia súc cần được tiêm phòng trước khi vận chuyển 28 ngày
  • Gia súc mới mua về phải được tiêm phòng 28 ngày trước khi nhập đàn
  • Trâu có thể được tiêm phòng với liều và cách thức tiêm giống như bò

Tác dụng phụ của vắc xin

  • Các tác dụng phụ do tiêm vắc xin đồng chủng gây ra bao gồm: sốt trong thời gian ngắn, sưng cục bộ tại vị trí tiêm và giảm sản lượng sữa tạm thời.
  • Động vật đã tiêm phòng hiếm khi có phản ứng bệnh.
  • Các vắc xin nhược độc chứa chủng vi rút SPPV và GTPV hiếm khi gây phản ứng có hại cho gia súc.
  • Quan trọng là phản ứng cục bộ nhỏ tại vị trí tiêm phòng có thể chấp nhận được vì vi rút đang nhân lên và tạo ra đáp ứng miễn dịch tốt ở gia súc được tiêm phòng.
  • Ghi chú: Tác dụng phụ chỉ có thể thấy khi gia súc được tiêm vắc xin VDNC lần đầu tiên. Những lần tiêm phòng tiếp theo, gia súc không có các biểu hiện của tác dụng phụ.
  • Ngoài ra, vắc xin VDNC không gây ra tác dụng phụ nếu gia súc đã được tiêm phòng vắc xin chủng SPP trước đó.

Thời gian cần thiết để lấy lại trạng thái an toàn bệnh VDNC sau khi xử lý ca bệnh cuối cùng hoặc sau lần tiêm phòng cuối cùng

  • Đối với quốc gia bị ảnh hưởng có thực hiện chính sách dập dịch
    • 14 tháng nếu thực hiện các giám sát lâm sàng, vi rút học và huyết thanh học
    • 26 tháng nếu thực hiện chỉ với giám sát lâm sàng
  • Đối với các quốc gia bị ảnh hưởng nhưng không thực hiện các chính sách dập dịch
    • 2 năm nếu thực hiện các giám sát lâm sàng, huyết thanh học và vi rút học ​
    • 3 năm nếu chỉ thực hiện giám sát lâm sàng
    • Ở một quốc gia hoặc khu vực không có bệnh VDNC, những nơi do nguy cơ dịch bệnh cao, việc tiêm phòng đã được sử dụng, tình trạng bệnh có thể được khôi phục sau tám tháng kể từ lần tiêm chủng cuối cùng, miễn là có hệ thống các giám sát lâm sàng, vi rút học và huyết thanh học

Nguồn: Hội nghị FAO

Chia sẻ ngay:
Share on facebook
Facebook

Có thể bạn quan tâm

Scroll to Top